Việc phân loại nhà là điều bắt buộc trong thi công xây dựng và để thuận tiện trong việc định giá, tính thuế dựa vào chất lượng các bộ phận kết cấu chủ yếu và giá trị sử dụng của từng ngôi nhà.
Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuế nhà, đất thì Nhà ở tại Việt Nam được phân thành 6 loại bao gồm: Biệt thự, nhà cấp 1, Nhà cấp 2, Nhà cấp 3, Nhà cấp 4 và Nhà tạm.
Biệt thự là loại nhà cao cấp nhất với thiết kế sang trọng, diện tích lớn và tích hợp nhiều tiện ích hiện đại trong ngôi nhà. Biệt thự sẽ có diện tích rộng lớn được đặt trên một mảnh đất rộng rãi, có khuôn viên sân vườn bao quanh ngôi nhà, rộng rãi và thoáng mát, thường có hàng rào chắn kiên cố.
Mẫu Biệt thự
Biệt thự hiên đại sẽ có một không gian sống rất tiện nghi và thoải mái, yên tĩnh, vì vậy chúng thường tọa lạc ở những vùng ngoại ô thành phố, đồng quê hoặc nông trại yên tĩnh. Đây là nơi ở của những người có thu nhập cao.
Phân loại biệt thự: Xét về hình thức không gian, biệt thự có thể chia làm hai loại là biệt thự phố và biệt thự vườn.
+ Biệt thự phố: là loại hình nhà ở mới xuất hiện theo nhu cầu phát triển của đô thị. Thiết kế biệt thự phố giúp cho bộ mặt đô thị thoát khỏi cảm giác chật chội của những căn nhà chia lô sát nhau. Biệt thự phố thường có đặc điểm chung là mặt tiền hẹp, mặt bằng không lớn nên thường phải xây cao, nằm gần những ngôi nhà khác trong một quần thể kiến trúc chứ không biệt lập như biệt thự vườn.
Hình thức biệt thự phố rất đa dạng, từ phong cách hiện đại với các khối, mảng miếng đến phong cách cổ điển hơn với mái dốc, vòm, cột…
+ Biệt thự vườn: là dạng biệt thự có sân vườn lớn, mật độ xây dựng thấp, thường được xây ở những miền quê yên tĩnh, có phong cảnh đẹp và thiên về tính nghỉ dưỡng. Trong thiết kế biệt thự vườn, yếu tố cảnh quan là vô cùng quan trọng.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa biệt thự như sau:
Trong 4 loại nhà các cấp, nhà cấp 1 được xem là sang trọng nhất, thuộc sở hữu của người thu nhập cao, với định giá lên đến hàng chục tỷ đồng. Nhà cấp 1 thông thường sẽ giới hạn từ 10.000 m2 đến 20.000 m2.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa nhà cấp 1 như sau:
Được chăm chút từ thiết kế đến chất lượng, nhà cấp 2 đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao và rất bền bỉ với thời gian và có chi phí xây dựng hàng tỷ đồng.
Từ nhà cấp 2 trở lên, lõi chịu lực phải sử dụng bê tông cốt thép. Với niên hạn sử dụng lên đến 50 – 70 năm, tất cả các vật liệu sử dụng đều phải có chất lượng tốt, bền bỉ với thời gian và có thể chống chịu tốt với thiên tai.
Nhà cấp 2 có chất liệu hệ thống che bên trên, đều sử dụng ngói Fibroociment, bên cạnh đó còn sử dụng loại mái che bằng bê tông cốt thép. Nhà cấp 2 bị giới hạn diện tích từ 5.000 m2 đến 10.000m2.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa nhà cấp 2 như sau:
Nhà cấp 3 là loại nhà ở phổ biến ở các thành phố hiện nay. Kết cấu chắc chắn, sử dụng bê tông cốt thép và gạch. Được xếp trên 1 bậc so với nhà cấp 4, nhà cấp 3 được kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và gạch, những niên hạn sử dụng là 40 năm thay vì 30 năm của nhà cấp 4.
Sử dụng gạch bao che nhà và tường ngăn, phần mái có thể mái ngói hoặc Fibroociment. Vật liệu hoàn thiện của nhà cấp 3 bằng vật liệu phổ thông. Và tiện nghi sinh hoạt khá cao, trang trí nhà tốt, nhà cao 2 tầng là tối đa.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa nhà cấp 3 như sau:
Theo khái niệm truyền thống: nhà cấp 4 là loại nhà với chi phí thấp, có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Nhà có thể được làm bằng gạch hoặc gỗ và có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể được làm bằng ngói hoặc tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, cũng có thể đơn giản là mái được làm bằng tre, nứa, gỗ, rơm rạ.
Đây là một trong những dạng nhà rất phổ biến tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Hầu hết tập trung ở các khu vực nông thôn, kết cấu chịu lực cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng khu vực. Nhà cấp 4 chủ dành cho khách hàng có kinh tế trung bình và thấp.
Theo TT số 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình căn cứ vào kết cấu chịu lực của công trình để phân cấp thì Nhà cấp 4 được định nghĩa là nhà có chiều cao xây dựng từ 1 tầng trở xuống và chúng được xây trên diện tích nhỏ hơn 1000 m2.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa nhà cấp 4 như sau:
Nhà tạm là công trình xây dựng mang tính chất “tạm bợ”, nhất thời nên thường không được đầu tư cả về vật liệu xây dựng lẫn thiết kế.
Người ta thường sử dụng gỗ, tre để tạo nên một căn nhà tạm mong muốn. Tường nhà tạm thường sử dụng đất, tường bao quanh thì dùng toocxi. Mái của một căn nhà tạm thường là mái lá hoặc mái rạ. Loại mái này thường rất mát, thế nên nhiều quán nước giải khát đã áp dụng nó vào mô hình kinh doanh của mình.
Tiện nghi và điều kiện sinh hoạt thấp vì lẽ đây là những công trình mà người ta chỉ dựng nên khi sử dụng một thời gian ngắn.
* Theo Thông tư liên bộ, số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991, định nghĩa nhà tạm như sau: